Thứ Sáu
,
Tháng 5
  • :
  • - VietNam (GMT+7)

Mỹ tiếp tục gây sức ép lên ASML

Mỹ sắp có cuộc gặp với Hà Lan và công ty ASML, được cho là nhằm tăng thêm hạn chế trong việc bán máy quang khắc sang Trung Quốc.

Theo Reuters, Alan Estevez, người đứng đầu chính sách xuất khẩu của Mỹ, dự kiến đến Hà Lan ngày 8/4. Mục tiêu của ông Estevez là gặp gỡ quan chức chính phủ Hà Lan và lãnh đạo ASML để thảo luận về vấn đề bán thiết bị sản xuất chip, đồng thời tìm cách bổ sung danh sách nhà máy Trung Quốc bị hạn chế nhận thiết bị từ Hà Lan.

Bộ Ngoại giao Hà Lan xác nhận có cuộc gặp với quan chức Mỹ đầu tuần tới, nhưng từ chối đề cập chủ đề trong chương trình. "Hà Lan luôn có những cuộc thảo luận tốt với các nước. Cuộc họp tuần tới là một ví dụ về điều đó", Estevez nói.

Trong khi đó, Đại sứ quán Trung Quốc tại Washington cũng phản đối việc Mỹ "căng thẳng quá mức" khái niệm an ninh quốc gia và sử dụng "những cái cớ để ép buộc các nước khác tham gia phong tỏa công nghệ chống lại Trung Quốc".

Bộ Thương mại Mỹ và ASML từ chối bình luận.

 Các công nhân của ASML đang vận hành một cỗ máy quang khắc. Ảnh: ASML

Các công nhân của ASML đang vận hành một cỗ máy quang khắc. Ảnh: ASML

Giới chuyên gia đánh giá cuộc gặp với Hà Lan sắp tới là động thái mới nhất của Mỹ nhằm hạn chế hơn nữa khả năng sản xuất chip của Trung Quốc. Năm ngoái, Huawei và SMIC gây bất ngờ khi sản xuất được chip 7 nm để đưa vào Mate 60 Pro. Bộ ba điện thoại Mate 60 cũng được coi là biểu tượng cho sự hồi sinh công nghệ của Trung Quốc bất chấp nỗ lực của Mỹ trong việc làm tê liệt năng lực sản xuất bán dẫn tiên tiến của nước này.

Hà Lan hồi tháng 6/2023 yêu cầu các công ty trong nước phải nộp đơn xin phép nếu muốn bán thiết bị sản xuất chip ra nước ngoài. Quy định có hiệu lực đầu năm nay và ASML đã ngừng bán một số máy quang khắc cực tím sâu DUV sang Trung Quốc.

Bảo trì máy quang khắc - mặt trận bán dẫn mới

Dù không còn bán máy quang khắc cho Trung Quốc, ASML hiện vẫn hỗ trợ bảo trì những máy đã bán. Tuy nhiên theo giới chuyên gia, Mỹ có vẻ không muốn công ty Hà Lan thực hiện điều này. Nếu bị từ chối cung cấp phụ tùng và bảo trì, sau một thời gian, máy sẽ ngừng hoạt động và không thể sản xuất chip.

Trước khi bị hạn chế xuất khẩu, ASML được cho là đã bán rất nhiều thiết bị cho các công ty Trung Quốc, tính riêng năm ngoái là hơn 6,5 tỷ USD.

"Nếu không được sửa chữa, thay thế phần cứng hoặc nâng cấp phần mềm thường xuyên, hệ thống sẽ không hoạt động tối ưu theo thời gian. Quá trình suy giảm có thể diễn ra từ nhiều tuần hoặc nhiều tháng", chuyên gia bán dẫn Paul Triolo bình luận.

Theo ông Triolo, Trung Quốc có thể giảm thiểu thiệt hại bằng cách đào tạo nhân công vận hành máy quang khắc riêng, hoặc tuyển dụng lại kỹ sư từ ASML. Tuy vậy, việc tối ưu hóa hệ thống sẽ không thể bằng ASML trực tiếp triển khai.

"Nhiều trong số hàng nghìn bộ phận của cỗ máy quang khắc có thể được thay thế hoặc sửa chữa nếu hỏng. Tuy nhiên, với ống kính và laser chuyên dụng, chưa có lựa chọn thay thế nào khả thi", Triolo cho biết. 

Tuy nhiên, Triolo tin Trung Quốc sẽ "có động lực lớn" trong việc phát triển giải pháp thay cho việc sử dụng thiết bị ASML. Hiện SMEE là công ty nội địa có tiềm năng nhất trong việc chế tạo máy sản xuất bán dẫn riêng cho Trung Quốc.

Các tin tức khác

Rượt đuổi nghẹt thở, M.U khiến Liverpool sa lầy tại Old Trafford Samsung giành lại ngôi đầu smartphone từ Apple Thắng giòn giã Brighton, Arsenal gửi lời tuyên chiến đến Hùm xám Vàng nhẫn lập kỷ lục hơn 73 triệu đồng Máy tính lượng tử tiến thêm một bước ra đời thực Mac Allister lập siêu phẩm, Liverpool chiếm đỉnh BXH Premier League

Sản phẩm mới

Tin mới

Đối tác

Thống kê web

Trực tuyến

6

Lượt truy cập

426,415

                                         
CÔNG TY CỔ PHẦN TỰ ĐỘNG HÓA VÀ CÔNG NGHỆ JVN
Địa chỉ: Lô B2/649, Phạm Văn Đồng, P. Cổ Nhuế 1, Q. Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội

Điện thoại: 0243 748 1725             Email: info@jvnjsc.vn

JVN., JSC