Chủ Nhật
,
Tháng 1
  • :
  • - VietNam (GMT+7)

Nguyên nhân, cách khắc phục màn hình laptop bị giật triệt để

Tình trạng màn hình laptop bị giật, lag sẽ khiến cho người dùng gặp rất nhiều bất tiện trong suốt quá trình sử dụng laptop. Vì vậy, làm thế nào để khắc phục vấn đề này là một câu hỏi nhận được rất nhiều sự quan tâm.

 

1. Nguyên nhân làm cho màn hình laptop bị giật

Ứng dụng và màn hình không tương thích

Một trong những nguyên nhân cơ bản và chủ yếu gây ra hiện tượng màn hình laptop bị giật đó chính là do có một hay vài ứng dụng không tương thích với màn hình laptop dẫn tới sự xung đột và mâu thuẫn bên trong thiết bị.

Để xác định liệu việc xuất hiện vấn đề có thể do ứng dụng không tương thích gây ra hay không, bạn có thể thực hiện các bước sau:

Bước 1: Nhấn tổ hợp phím CTRL + ALT + DEL và lựa chọn Task Manager (Quản lý tác vụ).

Nhấn CTRL + ALT + DEL và chọn Task Manager

Bước 2: Trong cửa sổ mới xuất hiện, hãy quan sát xem màn hình máy tính có bị đứng hình hoặc nhấp nháy không.

  • Nếu tất cả nội dung trên màn hình bị giật lag và chớp nháy, trừ Task Manager, thì có thể có một ứng dụng không tương thích trên hệ thống của bạn.
  • Nếu thậm chí cả Task Manager cũng bị giật lag, thì khả năng lỗi này có thể xuất phát từ một vấn đề khác.

Hãy quan sát màn hình máy tính có bị đứng hình hoặc nhấp nháy không

Hãy quan sát màn hình máy tính có bị đứng hình hoặc nhấp nháy không

Tần số quét màn hình không chính xác

Trên thực tế tần số quét của màn hình laptop sẽ rơi vào trong khoảng từ 50Hz, 60Hz, 70Hz hoặc 75Hz. Vì vậy, nếu tần số quét của màn hình không chính xác sẽ khiến cho máy bị nhấp nháy, giật lag liên tục.

Tần số quét của màn hình không chính xác khiến cho máy bị nhấp nháy

Tần số quét của màn hình không chính xác khiến cho máy bị nhấp nháy

Driver màn hình đã cũ

Ngoài ra, màn hình laptop bị giật cũng có thể là do driver màn hình đã quá cũ. Một số biểu hiện cơ bản của vấn đề này là: Màn hình chớp nháy liên tục, xuất hiện các đường kẻ sọc bất thường,... Để kiểm tra xem hệ thống của bạn đã được cài đặt các bản cập nhật mới nhất hay chưa, bạn có thể tuân theo các bước sau:

Bước 1: Truy cập vào Menu Start sau đó chọn Settings (biểu tượng có hình bánh răng).

Truy cập vào Menu Start sau đó chọn Settings

Truy cập vào Menu Start sau đó chọn Settings

Bước 2: Tại thẻ Systems, nếu máy tính đã thực hiện việc quét cập nhật gần đây, bạn sẽ thấy danh sách các bản cập nhật đang chờ xử lý. Các tên của các chương trình, tiện ích mở rộng hoặc driver cần cập nhật ngay sẽ được hiển thị.

Tên các chương trình, tiện ích hoặc driver cần cập nhật sẽ được hiển thị

Tên các chương trình, tiện ích hoặc driver cần cập nhật sẽ được hiển thị

Do cáp (cable) màn hình

Thông thường, hầu như tất cả các dòng laptop thuộc những thương hiệu khác nhau đều sẽ được cấu tạo dựa theo dạng nắp gập. Việc đóng/mở máy thường xuyên hoặc không đúng cách sẽ rất dễ dẫn tới tình trạng cáp nối từ máy đến màn hình bị xô lệch, bị lỏng. Để xác định xem sự cố trên màn hình có phát sinh từ dây cáp không, bạn có thể thực hiện thử nghiệm sau:

Hãy thực hiện việc hạ và nâng màn hình laptop một vài lần, quan sát cẩn thận xem liệu sự giật hoặc nhấp nháy màn hình có xuất hiện cùng với các chuyển động này hay không. Nếu bạn thấy rằng chỉ có một số góc cụ thể khi gập màn hình xuống mà lỗi giật hoặc nhấp nháy xuất hiện, trong khi ở các góc khác thì không có vấn đề gì, điều này có thể cho thấy lỗi có thể liên quan đến cáp dây bên trong.

Sự cố có thể do cáp màn hình bên trong bị lỏng hoặc hỏng. Cáp màn hình không còn kết nối chặt hoặc bị đứt có thể dẫn đến hiện tượng màn hình giật hoặc nhấp nháy khi chuyển động. Ngoài ra, cũng cần xem xét khả năng các thành phần khác như biến tần hoặc đèn nền có thể gây ra vấn đề tương tự. Những thành phần này cũng có thể gây ra sự cố giật màn hình khi chúng bị lỏng hoặc hỏng.

Sự cố có thể do cáp màn hình bên trong bị lỏng hoặc hỏng

Sự cố có thể do cáp màn hình bên trong bị lỏng hoặc hỏng

Card màn hình, card video bị chập chờn

Màn hình laptop bị giật do card màn hình và card video bị lỗi, bị yếu hoặc bị chập chờn được các chuyên gia gọi bằng thuật ngữ là VGA bị lỗi. Nguyên nhân này có thể xuất phát từ việc tuổi thọ của laptop quá lâu hoặc do người dùng chưa bảo quản máy tốt.

Màn hình laptop bị giật do card màn hình và card video bị lỗi

Màn hình laptop bị giật do card màn hình và card video bị lỗi

Do màn hình LCD bị lỗi

Tiếp theo, nhắc đến các nguyên nhân dẫn tới tình trạng màn hình laptop bị giật, người dùng tuyệt đối không thể bỏ qua lý do lỗi màn hình LCD do thời gian sử dụng thiết bị kéo dài quá lâu, do máy bị trầy xước, va đập hoặc do sản phẩm bị dính nước,...

Lỗi LCD do thời gian sử dụng thiết bị kéo dài quá lâu

Lỗi LCD do thời gian sử dụng thiết bị kéo dài quá lâu

2. Cách khắc phục màn hình laptop bị giật

Cập nhật Driver màn hình

Để khắc phục lỗi màn hình laptop bị giật, các bạn có thể lựa chọn rất nhiều phương pháp khác nhau. Trong đó, đơn giản và dễ dàng thực hiện nhất đó chính là cập nhật driver màn hình.

Bước 1: Đầu tiên, người dùng chọn Start Menu, tìm kiếm devmgmt.msc > Mở Device Manager.

Mở Start Menu, tìm kiếm devmgmt.msc > Mở Device Manager

Mở Start Menu, tìm kiếm devmgmt.msc > Mở Device Manager

Bước 2: Nhấn chọn dấu ">" bên trái Display adapters để mở vùng tùy chọn. Nhấn chuột phải vào card màn hình đang bị lỗi cần cập nhật > chọn Update Driver.

Nhấn chuột phải vào card màn hình đang bị lỗi cần cập nhật > chọn Update Driver

Nhấn chuột phải vào card màn hình đang bị lỗi cần cập nhật > chọn Update Driver

Bước 3: Nhấn vào phần Search Automatically for drives để hệ thống tự động tìm phần mềm mới. Trong trường hợp Windows tìm được phiên bản mới hơn của driver, thiết bị sẽ tự động tải và cài đặt.

Nhấn vào phần Search Automatically for drives

Nhấn vào phần Search Automatically for drives

Xóa và cài đặt lại Driver màn hình

Khởi động máy tính vào Safe Mode

Bước 1: Tại menu chính của thiết bị, khởi động Start > Mở ứng dụng Settings.

Truy cập vào Menu Start sau đó chọn Settings

Truy cập vào Menu Start sau đó chọn Settings

Truy cập vào Menu Start sau đó chọn Settings

Bước 2: Chọn Updates & Security.

Chọn Updates & Security

Chọn Updates & Security

Bước 3: Chọn Recovery. Tại khung bên phải của Advanced startup, bấm nút Restart now.

Tại khung bên phải của Advanced startup, bấm nút Restart now

Tại khung bên phải của Advanced startup, bấm nút Restart now

Bước 4: Nhấn chọn phần Troubleshoot > Chọn Advanced options.

Nhấn chọn phần Troubleshoot > Chọn Advanced options

Nhấn chọn phần Troubleshoot > Chọn Advanced options

Bước 5: Chọn Startup Settings > Chọn Restart > Cuối cùng, nhấn F4 để bật chế độ Safe Mode.

Nhấn vào phần Advanced options > Chọn Startup Settings > Chọn Restart

Nhấn vào phần Advanced options > Chọn Startup Settings > Chọn Restart

Gỡ driver màn hình hiện tại

Trong trường hợp người tiêu dùng muốn gỡ driver màn hình hiện tại, hãy tiến hành lần lượt thứ tự các bước dưới đây:

Bước 1: Đầu tiên, nhấp chuột phải vào This PC > Chọn Manage để mở cửa sổ Device Manager.

Truy cập vào This PC > Chọn Manage

Truy cập vào This PC > Chọn Manage

Bước 2: Nhấp chọn dấu ">" bên trái Display adapters để mở vùng tùy chọn.

Nhấn chọn Display adapters

Nhấn chọn Display adapters

Bước 3: Bấm chuột phải vào card màn hình bị lỗi > chọn Uninstall device.

Bấm chọn Uninstall device

Bấm chọn Uninstall device

Bước 4: Chọn Delete the driver software for this device > Chọn Uninstall > Khởi động lại laptop.

Chọn Delete the driver software for this device > Chọn Uninstall

Chọn Delete the driver software for this device > Chọn Uninstall

Cài đặt lại driver màn hình

Bước 1: Đầu tiên, truy cập vào thanh Start > Mở ứng dụng Settings.

Truy cập vào Menu Start sau đó chọn Settings

Truy cập vào Menu Start sau đó chọn Settings

Truy cập vào Menu Start sau đó chọn Settings

Bước 2: Bấm chọn Updates & Security. Ở phần khung dưới bên phải có hiển thị ô Windows Update, chọn Check for updates để tải và cài đặt những bản cập nhật driver mới nhất cho thiết bị.

Bấm chọn Updates & Security > Chọn Check for updates

Bấm chọn Updates & Security > Chọn Check for updates

Tắt Desktop Window Manager

Tắt Desktop Window Manager được biết đến là cách xử lý màn hình laptop bị giật khá hiệu quả, tiện lợi với các thao tác sau:

Bước 1: Khởi động Start > Chọn Run.

Khởi động Start > Chọn Run

Khởi động Start > Chọn Run

Bước 2: Tiến hành nhập services.msc vào khung trống > Bấm chọn OK.

Nhập services.msc vào khung trống > Bấm chọn OK

Nhập services.msc vào khung trống > Bấm chọn OK

Bước 3: Chọn mục Desktop Window Manager Session Manager > Chọn Stop.

Chọn mục Desktop Window Manager Session Manager > Chọn Stop

Chọn mục Desktop Window Manager Session Manager > Chọn Stop

Bước 4: Tiếp theo, bấm chọn mục Desktop Window Manager Session Manager > Chọn Properties.

Chọn mục Desktop Window Manager Session Manager > Chọn Properties

Chọn mục Desktop Window Manager Session Manager > Chọn Properties

Bước 5: Chọn General để thay đổi tùy chọn tại mục Startup type thành Disabled > Nhấn chọn OK để hoàn tất.

Chọn General để thay đổi tùy chọn tại mục Startup type thành Disabled

Chọn General để thay đổi tùy chọn tại mục Startup type thành Disabled

Thay đổi tần số quét của màn hình

Nếu bạn thấy rằng hiện tượng nhấp nháy trên màn hình laptop chỉ xuất hiện khi bạn kết nối máy tính với một màn hình ngoài, vấn đề có thể liên quan đến tần số quét. Tần số quét đo lường số lần màn hình hiển thị lại hình ảnh trong một giây. Tần số quét thấp có thể tạo ra hiệu ứng nhấp nháy trên màn hình, dường như màn hình đang nhấp nháy trong khi thực tế bạn đang xem nội dung chậm trễ.

Dưới đây là hướng dẫn để điều chỉnh tần số quét màn hình trên laptop và màn hình ngoài:

Bước 1: Mở Menu Start, sau đó chọn Settings, vào System và tiếp tục chọn Display hiển thị trong khung bên phải.

Mở Menu Start, sau đó chọn Settings, vào System và tiếp tục chọn Display

Mở Menu Start, sau đó chọn Settings, vào System và tiếp tục chọn Display

Bước 2: Bên dưới mục Advanced display ở khung bên phải, chọn tiếp Advanced display settings.

Bên dưới mục Multiple displays ở khung bên phải, chọn tiếp Advanced display settings.

Bên dưới mục Multiple displays ở khung bên phải, chọn tiếp Advanced display settings.

Bước 3: Quan sát tần số quét của màn hình, thông tin này được hiển thị dưới tên của laptop và màn hình ngoài. Bấm chọn Display adapter properties cho một trong hai màn hình để thay đổi cài đặt.

Bấm chọn Display adapter properties cho một trong hai màn hình để thay đổi cài đặt

Bấm chọn Display adapter properties cho một trong hai màn hình để thay đổi cài đặt

Kiểm tra cáp nối màn hình laptop

Một bí quyết khắc phục tình trạng màn hình laptop bị giật khác đó chính là kiểm tra cáp nối màn hình của máy. Tuy nhiên, nếu như dây cáp xuất hiện lỗi hư hỏng nghiêm trọng thì bắt buộc người dùng phải liên hệ với các cơ sở uy tín để sửa chữa.

Kiểm tra cáp nối màn hình của máy xem có bị lỗi hay không

Kiểm tra cáp nối màn hình của máy xem có bị lỗi hay không

Kiểm tra card màn hình

Kiểm tra card màn hình cũng là một cách khắc phục màn hình laptop bị giật được ứng dụng phổ biến trên thị trường hiện nay. Lúc này, các bạn chỉ cần tiến hành update driver cho card màn hình tương tự như các thao tác update driver màn hình mà Thế Giới Di Động đã chia sẻ ở trên.

Kiểm tra card màn hình để khắc phục lỗi

Kiểm tra card màn hình để khắc phục lỗi

Thay màn hình laptop mới

Khi thực hiện các cách trên nhưng vẫn không khắc phục triệt để tình trạng màn hình laptop bị giật, người dùng nên trực tiếp mang máy đến các cơ sở hoặc trung tâm sửa chữa uy tín, chất lượng để tiến hành kiểm tra chi tiết và thay màn hình cho máy nhé.

Đến các cơ sở hoặc trung tâm sửa chữa uy tín để thay màn hình cho máy

Đến các cơ sở hoặc trung tâm sửa chữa uy tín để thay màn hình cho máy

Các tin tức khác

Rượt đuổi nghẹt thở, M.U khiến Liverpool sa lầy tại Old Trafford Samsung giành lại ngôi đầu smartphone từ Apple Thắng giòn giã Brighton, Arsenal gửi lời tuyên chiến đến Hùm xám Vàng nhẫn lập kỷ lục hơn 73 triệu đồng Mỹ tiếp tục gây sức ép lên ASML Máy tính lượng tử tiến thêm một bước ra đời thực

Sản phẩm mới

Tin mới

Đối tác

Thống kê web

Trực tuyến

10

Lượt truy cập

760,719

                                         
CÔNG TY CỔ PHẦN TỰ ĐỘNG HÓA VÀ CÔNG NGHỆ JVN
Địa chỉ: Lô B2/649, Phạm Văn Đồng, P. Cổ Nhuế 1, Q. Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội

Điện thoại: 0243 748 1725             Email: info@jvnjsc.vn

JVN., JSC