Chủ Nhật
,
Tháng 1
  • :
  • - VietNam (GMT+7)

Công nghiệp 4.0 và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư

Ngày nay chúng ta đang ở giai đoạn đầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Nó đã bắt đầu vào vào thời điểm chuyển giao sang thế kỷ này và hình thành dựa trên cuộc cách mạng số.

 

1. Bối cảnh lịch sử

 

                                            

(Thủ tướng Đức Angela Merkel phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế thế giới ở Davos tháng 1/2015)

 Năm 2013, một từ khóa mới là "Công nghiệp 4.0" (Industrie 4.0) bắt đầu nổi lên xuất phát từ một báo cáo của chính phủ Đức đề cập đến cụm từ này nhằm nói tới chiến lược công nghệ cao, điện toán hóa ngành sản xuất mà không cần sự tham gia của con người. Thủ tướng Đức Angela Merkel tiếp tục nhắc tới Industrie 4.0 tại Diễn đàn Kinh tế thế giới ở Davos tháng 1/2015. Hiện nay, Công nghiệp 4.0 đã vượt ra khỏi khuôn khổ dự án của Đức với sự tham gia của nhiều nước và trở thành một phần quan trọng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư

       

                 (Các cuộc cách mạng công nghiệp và tầm nhìn tương lai) 
 

Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư (The Fourth Industrial Revolution) là kỷ nguyên công nghiệp lớn thứ tư kể từ cuộc cách mạng công nghiệp lần đầu tiên từ thế kỷ 18. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư có thể được mô tả như là một loạt các công nghệ mới đang kết hợp các thế giới vật lý, kỹ thuật số và sinh học, và ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực, nền kinh tế và các ngành công nghiệp.đến tất cả các ngành kinh tế và ngành công nghiệp.

Từ “cách mạng” có nghĩa là một sự thay đổi đột ngột và căn bản. Các cuộc cách mạng trong lịch sử diễn ra khi những công nghệ và cách thức mới trong việc nhận thức thế giới gây ra sự thay đổi sâu sắc trong hệ thống kinh tế và cấu trúc xã hội. Lấy lịch sử làm khung tham chiếu, những thay đổi đột ngột này có thể mất nhiều năm để nhìn thấy. Biến đổi sâu sắc đầu tiên trong cách sống của chúng ta – sự chuyển đổi từ tìm kiếm thức ăn sang trồng trọt và chăn nuôi – xảy ra vào khoảng 10.000 năm trước và được thực hiện nhờ quá trình thuần hóa động vật. Cuộc cách mạng nông nghiệp đã kết hợp nỗ lực thuần hoá động vật với nỗ lực của con người nhằm mục đích tạo ra sản phẩm, vận chuyển và giao tiếp. sản xuất lương thực được cải thiện, thúc đẩy tăng trưởng dân số và tạo điều kiện cho các khu định cư lớn hơn. Điều này cuối cùng dẫn đến quá trình đô thị hóa và sự trỗi dậy của các thành phố.

Theo sau cuộc cách mạng nông nghiệp là một loạt các cuộc cách mạng công nghiệp bắt đầu vào nửa sau thế kỷ XVIII. Các cuộc cách mạng này đánh dấu sự chuyển đổi từ sức mạng cơ bắp sang năng lượng cơ học, tiến triển đến ngày nay, với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, trong đó năng lực nhận thức nâng cao đang giúp tăng năng suất con người. Cuộc cách mạng công nghiệp đầu tiên trải dài từ năm 1760 đến khoảng năm 1840. Bắt đầu bằng việc xây dựng các tuyến đường sắt và phát minh ra động cơ hơi nước, cuộc cách mạng này đánh dấu sự khởi đầu của kỷ nguyên sản xuất cơ khí. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai, diễn ra từ cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, với sản xuất hàng loạt, được thúc đẩy bởi sự ra đời của điện năng và dây chuyền lắp ráp. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba bắt đầu vào những năm 1960. Nó thường được gọi là cuộc cách mạng máy tính hay cách mạng số bởi vì nó được xúc tác bởi sự phát triển của chất bán dẫn, máy tính cỡ lớn (mainframe) (thập niên 1960), máy tính cá nhân (thập niên 1970 và 1980) và internet (thập niên 1990).

 

       

Ngày nay chúng ta đang ở giai đoạn đầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Nó đã bắt đầu vào vào thời điểm chuyển giao sang thế kỷ này và hình thành dựa trên cuộc cách mạng số.

2. Đặc trưng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư được đặc trưng bởi mạng internet ngày càng phổ biến và di động, bởi các cảm biến nhỏ và mạnh mẽ hơn với giá thành rẻ hơn, và bởi trí thông minh nhân tạo và máy học.

Công nghệ kỹ thuật số với phần cứng máy tính, phần mềm và hệ thống mạng trong cấu trúc của nó không phải là mới, nhưng sau một thời gian ngừng trệ với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba, nó đã trở nên ngày càng phức tạp và được tích hợp nhiều hơn, và kết quả là đang làm biến đổi xã hội và nền kinh tế toàn cầu. Bằng cách kích hoạt các “nhà máy thông minh”, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư tạo ra một thế giới mà ở trong đó các hệ thống sản xuất ảo và vật lý trên toàn cầu có thể liên kết với nhau một cách linh hoạt. Điều này cho phép việc hoàn toàn tùy biến các sản phẩm và tạo ra các mô hình hoạt động mới.

Tuy nhiên, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư không chỉ là về máy móc và hệ thống thông minh và được kết nối. Phạm vi của nó rộng lớn hơn nhiều. Các làn sóng đột phá trong các lĩnh vực khác nhau xảy ra đồng thời, từ giải mã trình tự gen cho tới công nghệ nano, từ năng lượng tái tạo đến tính toán lượng tử. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư là sự dung hợp giữa các công nghệ này và sự tương tác của chúng trên các lĩnh vực vật lý, kỹ thuật số và sinh học khiến cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư này về cơ bản khác với những cuộc cách mạng trước đó.

Trong cuộc cách mạng này, những công nghệ mới nổi và sự đổi mới trên diện rộng được khuếch tán nhanh hơn và rộng rãi hơn so với những lần trước, điều vẫn tiếp tục diễn ra ở một số nơi trên thế giới. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai vẫn chưa đến được với 17% dân số của thế giới. Điều này cũng chính xác với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba, với hơn một nửa dân số thế giới, 4 tỷ người mà phần lớn đang sống ở những nước đang phát triển, chưa tiếp cận internet.

Như vậy Cách mạng công nghiệp lần thứ tư  đặc trưng bởi sự hợp nhất, không có ranh giới giữa các lĩnh vực công nghệ, vật lý, kỹ thuật số và sinh học... Đây là xu hướng kết hợp giữa các hệ thống ảo và thực thể, IoT và các hệ thống kết nối Internet (IoS). Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang làm thay đổi mạnh mẽ cách thức sản xuất, chế tạo. Trong các “nhà máy thông minh”, các máy móc được kết nối Internet và liên kết với nhau qua một hệ thống có thể tự hình dung toàn bộ quy trình sản xuất rồi đưa ra quyết định sẽ thay thế dần các dây chuyền sản xuất trước đây. Nhờ khả năng kết nối hàng tỷ người trên thế giới thông qua các thiết bị di động và khả năng tiếp cận với cơ sở dữ liệu lớn (big data), những tính năng xử lý thông tin sẽ được nhân lên bởi những đột phá công nghệ trong các lĩnh vực như trí tuệ nhân tạo, công nghệ người máy, IoT, xe tự lái, công nghệ in 3D, công nghệ nano, công nghệ sinh học, khoa học vật liệu, lưu trữ năng lượng và tính toán lượng tử...

Cách mạng công nghiệp lần thứ tư sẽ mở ra kỷ nguyên mới của đầu tư, năng suất và mức sống gia tăng. Sự áp dụng thành công trong lĩnh vực robot, IoT, big data, điện thoại di động và công nghệ in 3D... sẽ thúc đẩy năng suất lao động toàn cầu như những gì mà máy tính cá nhân và mạng Internet đã làm được vào cuối thập niên 90 của thế kỷ XX. Cách mạng công nghiệp lần thứ tư không chỉ đơn thuần là sự kéo dài của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba, mà còn là bước đột phá lớn về tốc độ phát triển, phạm vi và mức độ tác động, chưa từng có trong lịch sử. Có thể nói, Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang phát triển với tốc độ ở cấp số nhân chứ không phải cấp số cộng như các cuộc cách mạng công nghiệp trước đây. Hơn nữa, Cách mạng công nghiệp lần thứ tư  đang làm biến đổi hầu hết nền công nghiệp ở mọi quốc gia cả về bề rộng và chiều sâu, trong toàn bộ các hệ thống sản xuất, quản lý và quản trị.

Trong Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, bên cạnh việc tìm ra những nguồn/dạng năng lượng mới và công nghệ để khai thác và sử dụng chúng, còn có các công nghệ hướng tới việc sử dụng hiệu quả hơn các nguồn lực hiện có, được gọi là công nghệ nhúng, công nghệ phái sinh. Theo nhận định của các chuyên gia, Cách mạng công nghiệp lần thứ tư còn làm thay đổi cơ bản khái niệm đổi mới công nghệ, trang thiết bị trong các dây chuyền sản xuất. Cụ thể là, các thiết bị sử dụng trong sản xuất sẽ được tăng tính tùy biến, giúp nhà sản xuất chỉ nâng cấp phần mềm để bổ sung các tính năng mới cho hệ thống thông minh chứ không cần nâng cấp phần cứng hay thay thế các chi tiết, bộ phận trong dây chuyền như trước đây mà vẫn đảm bảo đầy đủ các yêu cầu mới của khách hàng cho sản phẩm đầu ra.

                                                                                                    
(Admin)

Các tin tức khác

Rượt đuổi nghẹt thở, M.U khiến Liverpool sa lầy tại Old Trafford Samsung giành lại ngôi đầu smartphone từ Apple Thắng giòn giã Brighton, Arsenal gửi lời tuyên chiến đến Hùm xám Vàng nhẫn lập kỷ lục hơn 73 triệu đồng Mỹ tiếp tục gây sức ép lên ASML Máy tính lượng tử tiến thêm một bước ra đời thực

Sản phẩm mới

Tin mới

Đối tác

Thống kê web

Trực tuyến

324

Lượt truy cập

760,432

                                         
CÔNG TY CỔ PHẦN TỰ ĐỘNG HÓA VÀ CÔNG NGHỆ JVN
Địa chỉ: Lô B2/649, Phạm Văn Đồng, P. Cổ Nhuế 1, Q. Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội

Điện thoại: 0243 748 1725             Email: info@jvnjsc.vn

JVN., JSC